Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran ~ DU LỊCH VIỆT NAM

Tuesday, March 3, 2020

Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Đền thờ Fatima Masumeh được xây dựng tại Qom, thành phố linh thiêng thứ 2 ở Iran, sau Mashhad. Qom cũng là nơi bùng phát Covid-19 tại Iran. Đến 2/3, Iran có hơn 1.500 người nhiễm bệnh và 66 người chết.

Theo BBC, mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo Shia từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến ngôi đền này. Trước lo ngại của các chuyên gia y tế về khả năng lây lan dịch bệnh, người trông coi đền, ông Ayatollah Mohammed Saeedi cho rằng nơi này nên được mở cửa. "Đây là nơi để chữa bệnh, về mặt tinh thần. Vì vậy, mọi người nên được khuyến khích tới đây", ông nói. Tuy nhiên, ông cam kết sẽ tuân thủ đảm bảo vệ sinh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ảnh: MehmetO/Shutterstock.

Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Chạm hoặc hôn vào các bề mặt trong ngôi đền là thói quen cầu nguyện phổ biến của những tín đồ. Đối với họ, đền Thánh là nơi liên kết với Chúa toàn năng, giúp họ tĩnh tâm, chữa bệnh, đặc biệt là về tinh thần.

Ngày 1/3, Reuters đưa tin, nhiều người Iran vẫn hôn cổng, cột trong các đền thờ, bất chấp Covid-19 đang bùng phát. Một số người bày tỏ rằng họ "không quá quan tâm đến những gì đang xảy ra" và "dịch bệnh không là gì ở đền Thánh". Ảnh: Medyafotografatolyesi/Shutterstock.

Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Ngôi đền được phun khử trùng thường xuyên. Ảnh: AFP.


Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Đền Fatima Masumeh là nơi thờ thánh nữ Hazrat Masumeh, con gái của vị Imam Shia kế thừa chính thức thứ 7 của Muhammad, sứ giả của Thượng đế trong niềm tin của các tín đồ. Trong Hồi giáo Shia, phụ nữ được tôn sùng như những vị thánh nếu họ có huyết thống gần với một trong 12 Imam. Do đó, sau khi Hazrat Masoumeh qua đời năm 816, thánh nữ này chôn cất tại Qom, nơi đây đã trở thành đền thờ.

Ngôi đền đã được thay đổi qua nhiều thế kỷ, ban đầu nền chỉ có thảm dệt từ rơm. Trong thời kỳ Safavid và Qajar, ngôi đền được tôn tạo với mái vòm dát vàng và 2 ngọn tháp. Tới ngày nay, ngôi đền bao gồm một phòng chôn cất, ba sân, thư viện, bảo tàng và ba phòng cầu nguyện lớn. Năm 1931, đền được đăng ký trong danh sách Di sản quốc gia Iran. Ảnh: AlexelA/Shutterstock.

Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Ngôi đền được trang trí với nhiều loại đá cẩm thạch với màu sắc khác nhau, chủ đạo là màu xanh. Các họa tiết trang trí và hình học ở đây đều thể hiện nét nữ tính. Ảnh: Canyalcin/Shutterstock.


Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Mỗi chi tiết nhỏ của trần nhà đều được trang trí tỉ mỉ với những họa tiết khác nhau. Ảnh: AlexelA/Shutterstock.


Ngôi đền 'chữa bệnh' ở Iran

Bên trong các bức tường là bề mặt tráng gương hoặc bạc. Chỉ những người theo đạo Hồi mới được hành hương ở bên trong. Tuy nhiên, du khách có thể liên lạc với những người quản lý đền để được hướng dẫn tham quan. Lưu ý, phụ nữ phải mặc áo choàng chador trùm kín tóc khi vào đền. Ảnh: Canyalcin/Shutterstock.


Lan Hương tổng hợp

0 nhận xét:

Post a Comment